KHÁM PHÁ

So sánh Keychron K3v2 với K1v4: Đâu là chiếc bàn phím cơ Low-profile mà bạn nên lựa chọn?

Ngày 22, tháng 07, năm 2021

Keychron K3v2 và K1v4 đều là hai mẫu bàn phím cơ Low-profile nổi bật của Keychron với kích thước cực kì mỏng nhẹ, phù hợp với những người hay dịch chuyển, yêu cầu một chiếc bàn phím cơ gọn nhẹ cho công việc. Mặc dù sở hữu cấu trúc Low-profile giống nhau nhưng cả hai chiếc bàn phím này đều có những khác biệt nhất định, nếu bạn đang quan tâm đến hai chiếc bàn phím này và phân vân không biết lựa chọn như thế nào thì hãy đọc ngay qua bài viết này nhé.

Về tổng thể ngoại hình, layout phím

K3v2: Chiếc bàn phím này có thiết kế nhôm nguyên khối từ mặt plate cho đến các cạnh viền, tuy nhiên mặt đáy lại sử dụng nhựa, ưu điểm là trọng lượng sẽ không quá nặng, chỉ tầm 398g, có thể dễ dàng bỏ vào balo và xách đi làm việc mà không cần bận tâm đến cân nặng chiếc balo của bạn. Đánh đổi là cảm giác khi cầm nắm sẽ không quá chắc chắn như những chiếc bàn phím từ nhôm nguyên khối khác của Keychron.

Keychron K3v2 sử dụng layout 75% với 84 phím, layout phím thoải mái, có hàng Fn với các phím media của Mac, hỗ trợ cực tốt cho những bạn nào đang sử dụng máy Mac. Tuy nhiên nếu bạn nào đã quen với layout phím TKL hay Fullsize thì khi gõ sẽ dễ bị ấn nhầm do các phím được làm khá sát nhau.

K1v4: Keychron K1v4 lại cao cấp hơn hẳn khi được Keychron trang bị chất liệu nhôm nguyên khối chuyên sản xuất cho máy bay, vì thế tổng thể K1v4 sẽ nặng hơn khá nhiều so với K3v2, trọng lượng của chiếc bàn phím này là 650g, gần gấp đôi K3v2. Với lớp nhôm nguyên khối này, cảm giác khi bạn cầm vào khá là đầm tay, tuy nhiên nếu so về tính di động, đặc biệt đối với những freelancer thích dịch chuyển, chiếc bàn phím này sẽ không phù hợp như K3v2.

 

Keychron K1v4 sẽ có 2 layout phím là TKL và Fullsize, vẫn được trang bị các phím media hỗ trợ cho Mac tương tự K3v2, layout phím rộng rãi thoải mái, các phím chức năng được tách bạch và dễ sử dụng, với phiên bản Fullsize thì người dùng có thêm tùy chọn hàng phím numpad, cực kì hữu ích cho dân văn phòng và kế toán hay nhập liệu, làm việc trên các con số.

Switch

K3v2: Keychron K3v2 sẽ có hai phiên bản với 2 biến thể switch khác nhau là switch Gateron và Keychron. Tuy nhiên phiên bản SiliconZ phân phối tại Việt Nam là phiên bản Switch quang học Keychron cho tốc độ phản hồi nhanh hơn và tốt hơn so với switch cơ học thông thường.

Keychron K3v2 sử dụng cấu trúc switch Low-profile với hành trình phím là 2.5mm, tuy hành trình phím thấp hơn đáng kể so với phím cơ thông thường nhưng trải nghiệm gõ phím là khá tốt, các phím cho độ nảy tốt, phản hồi nhanh. Tuy nhiên nếu bạn đã quen với cảm giác gõ phím trên bàn phím cơ truyền thống thì khi sử dụng K3v2 sẽ có cảm giác hơi hụt hẫng một chút, còn nếu bạn muốn một cảm giác gõ tốt hơn bàn phím Laptop hay Magic Keychoard thì K3 chắc chắn là một lựa chọn tốt dành cho ai yêu sự mỏng nhẹ.

K1v4: Keychron K1v4 chỉ có một phiên bản duy nhất sử dụng switch Gateron, hành trình phím 2.5mm tương tự như K3v2, trải nghiệm gõ phím không có quá nhiều điểm khác biệt so với K3v2, nếu bạn là người không quá khó tính sẽ không nhận ra sự khác biệt giữa switch quang học trên K3v2 so với switch cơ học của K1v4. Tuy nhiên nếu bạn thường hay chơi game hardcore thì SiliconZ vẫn khuyên bạn nên lựa chọn K3v2 để cho trải nghiệm chơi game tốt nhất.

So sánh Switch Keychron K3v2 và K1v4

Keycap

Cả hai mẫu bàn phím đều sử dụng Keycap giống nhau với tông xám cùng với đó là chất liệu nhựa ABS, các phím được làm kiểu ergonomic ôm đều ngón tay giúp cho cảm giác gõ phím tốt hơn. Tuy nhiên cảm giác gõ phím với keycap ABS sẽ không được tốt như keycap PBT, xài một thời gian với sẽ dễ bị bóng dầu với bám vân tay khá nhiều.

Về tính năng

Bluetooth 5.1 và kết nối có dây type-C

Cả hai chiếc bàn phím K3v2 và K1v4 đều được trang bị Bluetooth 5.1 mới nhất cho kết nối ổn định và độ trễ thấp, giúp người dùng có thể thoải mái làm việc và chơi game một cách thoải mái. Đặc biệt hai chiếc bàn phím này của Keychron cũng được trang bị khả năng kết nối cùng lúc lên đến 3 thiết bị khác nhau và chuyển đổi qua lại một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Ngoài ra nếu bạn muốn một kết nối ổn định nhất thì có thể sử dụng kết nối có dây type-C được tặng kèm trong hộp máy.

Hot-swap

Đây là tính năng chỉ được trang bị trên chiếc bàn phím Keychron K3v2 với ưu điểm là giúp người dùng có thể thay đổi nhiều loại switch khác nhau một cách dễ dàng và tùy biến theo sở thích cá nhân để mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Đáng tiếc là tính năng này lại không có mặt trên Keychron K1v4

Pin

K3v2: Keychron K3v2 được trang bị viên pin 1,550mAh khá là thấp so với mặt bằng chung hiện nay, nếu bật Led và làm việc liên tục 8h/ngày thì bàn phím có thể trụ tối đa 3 ngày, có thể tạm chấp nhận được nếu bạn hay làm việc tại văn phòng hay tại nhà. Nếu bạn thường xuyên đi công tác, hay dịch chuyển làm việc ở nhiều nơi và không có nhiều thời gian để cắm sạc thì đây là mức pin khá thất vọng mà bạn nên cân nhắc.

K1v4: Keychron K1v4 được trang bị viên pin 2,000mAh, cao hơn đáng kể so với K3v2 vì thế thời lượng sử dụng cũng cao hơn và có thể kéo dài lên đến 5-6 ngày làm việc liên tục với đèn Led phím

Led

Cả hai chiếc bàn phím Keychron K3v2 và K1v4 đều có 2 phiên bản sử dụng Led đơn và Led RGB, phiên bản Led RGB sẽ có 18 chế độ khác nhau giúp cho người sử dụng có thể thay đổi tùy theo sở thích.

Tổng kết

Keychron K3v2 và K1v4 đều là 2 chiếc bàn phím cơ Low-profile tuyệt vời của Keychron. Nếu bạn thích một chiếc bàn phím nhỏ gọn như Magic Keyboard nhưng vẫn được trang bị nhiều tính năng, có Hot-swap để tùy biến switch, muốn trải nghiệm gõ phím tốt thì không thể bỏ qua K3v2. Còn nếu bạn thích bàn phím kiểu dáng TKL hay Fullsize nhưng vẫn muốn gọn nhẹ, không yêu cầu quá nhiều tính năng thì K1v4 là lựa chọn hợp lý dành cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

XEM THÊM

CƠ CHẾ ATLAS VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHOẺ CỦA BẠN
Trong những năm gần đây, xu hướng xây dựng góc làm việc chuẩn công thái học đang dần lên ngôi. Một trong số đó không thể không nhắc đến thương hiệu công thái học tiên phong Epione với Epione Easy Chair - một trong những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực ghế công thái học
SỰ THẬT VỀ CƠ CHẾ ATLAS TRÊN CHIẾC GHẾ CÔNG THÁI HỌC EPIONE EASY CHAIR
Bộ phận hỗ trợ lưng (backrest) là một trong những điểm quan trọng nhất và được tập trung nghiên cứu để đem lại cảm giác thoải mái nhất cho người ngồi và bạn cần phải lưu ý khi chọn ghế. Với mức giá chỉ 5 triệu nhưng chiếc ghế công thái học đã của Epione đã được trang bị cơ chế ATLAS độc quyền giúp hiệu chỉnh tối ưu cho người sử dụng
Một chiếc chuột độc đáo cho anh em thích sự mới lạ
Tank Mouse là một con chuột máy tính có thiết kế cực kì độc đáo, lấy cảm hứng từ Commodore Amiga 1352 nổi tiếng, pha một chút cổ điển nhưng sở hữu các công nghệ hiện đại.
inCharge XL: Một phiên bản mới của inCharge X với chiều dài khủng hơn và bền hơn nhiều lần
Tiếp nối sự thành công trước đó của inCharge X thì mới đây Rolling Square đã tung ra phiên bản kế nhiệm của sợi cáp đa năng này với chiều dài size XL siêu khủng cùng với đó là độ bền ấn tượng
KiCA JetFan: Chiếc quạt siêu nhỏ gọn này sẽ giúp bạn thổi bay cái nắng mùa hè chỉ với một nút bấm
Một chiếc quạt nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay nhưng mang trong mình sức mạnh cực kì mạnh mẽ của một chiếc máy sấy tóc mini, bạn có tin được không? KiCA JetFan chính là chiếc quạt thần kì đó.