KHÁM PHÁ

Điểm danh các nhà sản switch bàn phím cơ mà có thể bạn chưa biết?

Ngày 06, tháng 08, năm 2021

Nếu bạn là người mới chơi switch và chỉ biết đến các thương hiệu switch tên tuổi như Cherry hay Gateron thì quả là một thiếu xót lớn. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì càng có nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường sản xuất switch cho bàn phím cơ. Sau đây là một số thương hiệu switch nổi bật trong năm 2021 mà bạn nên biết.

Outemu

Outemu là một thương hiệu Switch đến từ Trung Quốc đang dần quen thuộc với game thủ Việt trong những năm gần đây trên những mẫu bàn phím cơ giá rẻ và trung cấp. Trải qua một thời gian dài phát triển và nâng cấp chất lượng, switch Outemu giờ đây dần phổ biến hơn trên các mẫu bàn phím cơ phân khúc bình dân – cận trung cấp.

Chất lượng gia công của switch Outemu tương đối tốt, cảm giác gõ tương đối chắc chắn không lỏng lẻo như một số hãng Switch có nguồn gốc trung quốc khác.

Kailh

Kaihua là một hãng chuyên sản xuất switch của Trung Quốc. Khác với rất nhiều các tên tuổi làm switch khác ít tính vận động và hiếm khi cho ra sản phẩm switch mới, thì Kailh lại thường xuyên làm mới liên tục và cho ra hàng loạt các dòng switch với tên gọi mới, màu sắc mới và đặc tính thì có thêm vài đổi mới còn về căn bản là giống một loại nào đó trên thị trường, đa phần là cảm hứng từ Cherry switch.

Cùng với Gateron, Kailh cũng là thương hiệu switch nổi lên từ khởi đầu switch clones của Cherry MX. Dòng switch nổi bật nhất của Kailh chính là Kailh box switch. Vốn là bản sao khá hoàn hảo của Cherry MX switch nhưng được gia cố thêm với lớp hộp bên ngoài, đảm bảo phím khi bấm không bị rung lắc, hay cảm giác chông chênh, kể cả những phím high-profile. Ngoài ra lớp vỏ ngoài còn có khả năng chống bụi, chống ẩm và trầy xước rất hiệu quả, mang lại độ bền chắc đặc biệt cho dòng switch Kailh box.

Akko

Cũng là một nhà sản xuất nữa đến từ Trung Quốc, Akko xuất thân là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm keycap cho bàn phím cơ, sau này hãng mở rộng thị trường và chuyên làm các mẫu bàn phím cơ sử dụng switch Akko cây nhà lá vườn và được khá nhiều anh em chơi phím đánh giá cao.

Ngoài dòng Akko switch V2 được cải tiến với chất lượng hoàn thiện tốt thì dòng switch cao cấp chủ lực của Akko là CS switch. Đây là một dòng switch custom do Akko phát triển nhằm thỏa mãn đam mê trải nghiệm cảm giác gõ phím của người dùng. Một điểm khác biệt lớn nhất giữa CS switch và AKKO switch v2 là lò xo. Lò xo có biên độ dày hơn hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm độc đáo và khác biệt cho người dùng.

Topre

Topre hồi xưa thì lạ chứ bây giờ cũng nổi rồi. Đây là một hãng sản xuất switch bàn phím đến từ Nhật Bản. Switch của họ không sử dụng lò xo để tạo lực đàn hồi mà sử dụng một tấm đệm cao su để làm chuyện đó. Từ cảm giác hành trình phím, cảm giác chạm đáy hay độ nặng nhẹ của switch đều phụ thuộc vào miếng cao su này. Cái lò xo trong switch đóng vai trò là bộ tạo tín hiệu cảm ứng từ. Thế nên nói Topre là switch cơ thì cũng không phải, đúng nhất thì chắc phải gọi là switch từ lai cao su cơ.

Cảm giác tactile trên Topre cực kỳ rõ ràng so với switch của Cherry và các hãng khác. Nó còn cho cảm giác nhấn cực kỳ “mịn” tay, và cực kỳ yên tĩnh.

Omnipoint

Đây là một loại switch đặc biệt có cơ cấu tạo tín hiệu dựa trên nguyên lý là sự biến thiên của từ thông. Có thể gọi là switch từ cũng được. Mẫu switch này không sử dụng các lá đồng như switch cơ học truyền thống, chúng có một cơ cấu tạo tín hiệu đặc biệt là sử dụng một chiếc nam châm dưới chân stem và một cảm biến từ thông trên PCB (mạch). Tùy vào độ xa gần của nam châm với cảm biến mà cảm biến có thể thu nhận được các mức từ thông khác nhau. Và người dùng có thể tùy chỉnh độ nhạy của các cảm biến này thông qua phần mềm để thiết lập điểm nhận phím của chiếc bàn phím. Thiết kế này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền.

So với Red switch truyền thống của Cherry, OmniPoint cho cảm giác nhấn mượt hơn rõ rệt, gần như không hề có cảm giác “sột soạt” trong toàn bộ hành trình phím. Từng lần nhấn đều cực kỳ mượt mà và rất ít cảm giác ma sát, độ mượt giữa các phím sử dụng switch OmniPoint cũng rất đồng đều. Nếu bạn là người thích cảm giác trơn tuột của các loại switch linear thì người viết chắc chắn bạn sẽ thích loại switch này.

Flaretech

Chúng ta có thể xem Flaretech như nhà sản xuất tiên phong khi mà sản phẩm của họ đã được áp dụng cho chiếc bàn phím của Celeritas 2 của “ông trùm Esport” – Zowie và bàn phím flagship của của Gigabyte là Aorus K9. Tất cả chúng đều được thừa hưởng những tinh hoa của công nghệ switch quang học, mang lại ưu thế rất lớn so với switch quang học thông thường. Loại switch nhận tín hiệu bằng cơ chế khúc xạ. Khi nhấn phím, một thấu kính trên stem sẽ được đưa vào đúng vị trí của luồng sáng, hướng ánh sáng đến bộ phận nhận tín hiệu và và tạo ra tín hiệu.

Do không sử dụng lá đồng nên loại switch này đã loại bỏ được sự ma sát lá đồng cho cảm giác cực kỳ trơn mượt. Switch quang học của Flaretech cũng có khả năng cho phép thay đổi điểm nhận phím, tuy nhiên thì hiện tại vẫn chưa có nhà sản xuất nào có thể tận dụng được khả năng này do tính năng này yêu cầu phát triển cả phần mềm và phần cứng đặc biệt mới có thể hỗ trợ.

Opto-Mechanical

Opto-Mechanical của Razer, đây là một dòng switch quang học của do Razer phát triển. Nó có lực nhấn nhẹ hơn 10 gram so với blue switch tiêu chuẩn của Cherry, cảm giác nảy cực tốt và không hề phát ra âm thanh “sạn sạn” đặc trưng như của blue switch, rất đanh và sạch. Switch Omnipoint thì cho cảm giác gõ cực mượt mà mình dám khẳng định vượt trội hơn tất cả các loại switch cơ linear hiện nay, không chỉ loại bỏ được sự ma sát giữa stem và lá đồng mà nó còn có rất ít ma sát giữa stem và housing, ma sát là vẫn có chứ không phải là không nhưng bạn sẽ gần như không thể cảm thấy nó đâu. Ngoài ra thì Razer cũng có phát triển phiên bản Opto-Mechanical màu đỏ linear dành cho mục đích thi đấu eSport nữa.

Không chỉ hội tụ những ưu điểm của switch quang học và cho cảm giác nhấn không hề thua kém so với cơ học truyền thống. Dòng switch này còn được trang bị thanh stabilizer trên từng switch một, giúp stem và keycap ổn định và giảm rung lắc, từ đó cho cảm giác nhấn chắc chắn hơn. Nói chung đây cũng là một loại switch thuộc hàng đỉnh của đỉnh trong thời điểm hiện tại.

 

Có thể bạn quan tâm

XEM THÊM

CƠ CHẾ ATLAS VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHOẺ CỦA BẠN
Trong những năm gần đây, xu hướng xây dựng góc làm việc chuẩn công thái học đang dần lên ngôi. Một trong số đó không thể không nhắc đến thương hiệu công thái học tiên phong Epione với Epione Easy Chair - một trong những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực ghế công thái học
SỰ THẬT VỀ CƠ CHẾ ATLAS TRÊN CHIẾC GHẾ CÔNG THÁI HỌC EPIONE EASY CHAIR
Bộ phận hỗ trợ lưng (backrest) là một trong những điểm quan trọng nhất và được tập trung nghiên cứu để đem lại cảm giác thoải mái nhất cho người ngồi và bạn cần phải lưu ý khi chọn ghế. Với mức giá chỉ 5 triệu nhưng chiếc ghế công thái học đã của Epione đã được trang bị cơ chế ATLAS độc quyền giúp hiệu chỉnh tối ưu cho người sử dụng
Một chiếc chuột độc đáo cho anh em thích sự mới lạ
Tank Mouse là một con chuột máy tính có thiết kế cực kì độc đáo, lấy cảm hứng từ Commodore Amiga 1352 nổi tiếng, pha một chút cổ điển nhưng sở hữu các công nghệ hiện đại.
inCharge XL: Một phiên bản mới của inCharge X với chiều dài khủng hơn và bền hơn nhiều lần
Tiếp nối sự thành công trước đó của inCharge X thì mới đây Rolling Square đã tung ra phiên bản kế nhiệm của sợi cáp đa năng này với chiều dài size XL siêu khủng cùng với đó là độ bền ấn tượng
KiCA JetFan: Chiếc quạt siêu nhỏ gọn này sẽ giúp bạn thổi bay cái nắng mùa hè chỉ với một nút bấm
Một chiếc quạt nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay nhưng mang trong mình sức mạnh cực kì mạnh mẽ của một chiếc máy sấy tóc mini, bạn có tin được không? KiCA JetFan chính là chiếc quạt thần kì đó.