Những chiếc bàn phím cơ giá rẻ luôn dành được sự quan tâm của anh em mới chơi phím, vức mức giá dưới 1 triệu đồng thì làm sao để tìm được một chiếc bàn phím cơ có dây nhưng chất lượng build tốt, độ trễ thấp khi chơi game và làm việc hằng ngày. Dưới đây là top những chiếc bàn phím cơ có dây giá rẻ dưới 1 triệu đồng dành cho những anh em mới chơi cũng như anh em nào muốn mua một chiếc bàn phím giá rẻ để custom lại theo sở thích.
1. Akko 3087 Midnight
Ngoại hình
So với các đàn anh, Midnight có lẽ là dòng sản phẩm có thiết kế đơn giản nhất trong gia đình Akko. Phần case của bàn phím bằng nhựa ABS cũng có màu đen, logo Akko một lần nữa được đặt ở phía bên phải. Lựa chọn màu xanh cho font chữ thực sự là một quyết định rất đúng đắn, bởi nhờ cách phối màu này mà bàn phím trở nên bớt nhàm chán nhưng cùng lúc vẫn nền nã và tối giản hơn các dòng Akko trước đây.
Kích thước: 360 x 140 x 40mm
Switch
Switch: Akko
Đầu tiên là lựa chọn Akko Blue với cấu tạo giống Cherry MX Blue. Đây là lựa chọn được nhiều người ưa thích nhờ tiếng "click" đã tai, gợi nhắc đến máy đánh chữ trong quá khứ. Tuy chỉ là một dạng switch "clone" của Cherry nhưng Akko Blue cũng có chất lượng khá.
Keycap
Akko vẫn chọn chất liệu PBT cao cấp cho keycap. Chất lượng chữ in (double shot) trên bàn phím không hề tệ so với mức giá, và điều này giúp cho vẻ ngoài của Akko Midnight thực sự vượt lên trên các đối thủ cùng tầm giá.
Kết nối
Akko Midnight đi kèm kết nối USB-C dây rời, tương thích với các loại dây sạc smartphone có mặt trên thị trường hiện nay. Mẫu 3084 có vị trí cắm cáp ở bên hông bàn phím, dễ tháo/lắp hơn khi cần nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng hơn 3087 và 3108, vốn đặt cổng cắm ở phía sau lưng và thiết kế qua khớp nối khá chắc chắn.
Led: Không Led
Tính năng tùy biến tạo tổ hợp phím (macro)
Để kích hoạt tính năng này, người dùng phải nhấn Fn + Esc rồi nhấn tiếp Fn + phím muốn gán macro. Quá trình cài đặt nói chung là khá rối loạn do Akko không có phần mềm đi kèm, buộc người dùng phải tự kiểm soát bằng tay. Cách sử dụng macro cũng không quá trực quan - ví dụ, nếu bạn gán phím S thành SiliconZ thì cụm từ "SiliconZ" sẽ xuất hiện mỗi khi bạn nhấn chữ S…
Giá bán: 840.000-950.000VNĐ
2. E-Dra EK387 Pro
Ngoại hình
E-Dra EK387 Pro với tông màu đơn giản, đậm chất cổ điển, font chữ đã được làm lại trông đẹp hơn hẳn không bị ‘tàu’ như nhiều sản phẩm giá rẻ khác. Lớp vỏ nhựa bên ngoài của E-Dra EK387 Pro được làm khá cẩn thận, sơn đen sần đẹp mắt. Khi sờ vào cũng có cảm giác dễ chịu và bẻ mạnh cũng không bị ọp ẹp chút nào. Nhìn chung sản phẩm vẫn giữ được build cứng cáp truyền thống, không tạo cảm giác ‘giá rẻ’ mà khá chuyên nghiệp.
Kích thước: 357 x 132 x 24mm
Switch
Switch: Outemu
Đi vào phần chính. Mặc dù chỉ sử dụng switch "bình dân" là Outemu, thế nhưng thực tế sử dụng E-Dra EK387 Pro cho cảm giác bấm tốt.
Keycap
Chiếc phím này được trang bị bộ keycap bằng nhựa PBT siêu cứng, siêu chống mài mòn (dùng vài năm cũng không bị bóng phím, không bị xuống cấp). Theo tìm hiểu, hãng dùng công nghệ tạo ký tự DoubleShot (keycap đúc 2 lớp, ký tự được tạo bằng một lớp lựa riêng biệt) giúp cho độ bền của ký tự trên keycap là vĩnh viễn, không thể bị mờ.
Kết nối
Để tăng thêm vẻ độc đáo và nổi bật, chiếc bàn phím của E-Dra còn "tặng" cho người dùng sợi dây khá chất. Dây ở dạng xoắn, bọc dù chống đứt màu đỏ với đầu kết nối với bàn phím kiểu USB Type C cực kỳ tiệt lợi. Dây cực kỳ bền bỉ và có thể co giãn theo ý muốn, màu dây đỏ nổi bật và rất hợp với bộ keycaps Đen-Xám. Sợi dây này thông thường phải đặt "custom" cho các loại bàn phím rất cao cấp.
Led: Không Led
Giá bán: từ 950.000VNĐ
3. Dareu EK1280
Ngoại hình
Bàn phím cơ Dareu EK1280 có thiết kế tối giản, dễ dàng sử dụng cùng vời khung kim loại được làm từ thép chắc chắn giúp cho bàn phím được ổn định, chống rung mỗi khi gõ phím bảo vệ thiết bị an toàn khỏi những chấn động bất chợt. Ở mặt sau còn được thiết kế với đường đi dây tiện lợi cùng với các feet được Dareu thiết kế tỉ mỉ đảm bảo cho bàn phím luôn được cố định trên mặt bàn, không bị trơn, trượt ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Switch
Dareu 1280 có 4 phiên bản switch: Blue, Red, Brown và Black, được trang bị công tắc cơ khí “D”, đây là loại switch do chính hãng DareU sản xuất với độ bền được cam kết lên đến 50 triệu lần bấm.
Đặc biệt loại switch này có thiết kế đèn Led gắn bên trong switch và có vỏ switch (topcover) trong suốt giúp đèn led được tỏa sáng đều và đẹp mắt hơn.
Keycap
Chiều cao của keycap theo chuẩn OEM. Keycap stock được làm từ nhựa ABS, các ký tự được khắc bằng laser nên không lo bị mờ sau thời gian dài sử dụng. Font chữ của bàn phím này cũng khá đẹp so với các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc. Keycap được thiết kế cong xuống để có thể vừa ngón tay tạo cảm giác thuận tiện và thoải mái cho người sử dụng.
Kết nối
Dareu 1280 có dây cáp có độ dài 1,8 m được làm bằng chất liệu cao su bền, dẻo giúp cho người dùng có thể quấn, gấp thoải mái mà không gây hư hại đến lõi dây bên trong. Cùng với đường đi dây tiện lợi ở mặt đáy của bàn phím, người dùng không phải lo ngại đến vấn đế chân nối bị bong ra ảnh hưởng đến lõi dây bên trong. Bàn phím sử dụng chân cắm USB tiện lợi, với khả năng tương thích với các hệ điều hành Windows, Mac không gây khó khăn cho người dùng khi tìm cổng kết nối.
Led
Bàn phím cơ Dareu EK1280 RGB được thiết kế với hệ thống đèn LED RGB đặc sắc, sống động, hỗ trợ 16,8 triệu màu sắc mang đến cho game thủ màn trình diễn ánh sáng ấn tượng, tạo phong cách cá tính cho góc gaming.
Giá bán: từ 800.000-990.000VNĐ
4. Keychron C1
Ngoại hình
Keychron C1 có tông màu màu chủ đạo là trắng, đen và cam, không giống với cách phối màu tông xám đặc trưng trên keycap của hãng. Với cách phối màu này thì mình thấy bàn phím trở nên bớt nhàm chán nhưng vẫn nền nã và tối giản. Keychron trang bị cho chiếc bàn phím này chất liệu nhựa ABS chắc chắn và cứng cáp, khi gõ phím cảm thấy rất đầm tay.
kích thước tổng thể: 357x130x38mm|685g
Switch
Keychron C1 sử dụng switch cây nhà lá vườn “Keychron Switch” có chất lượng khá, nhỉnh hơn so với nhiều loại switch khác trên thị trường: phím có cảm giác nảy, lực nhấn đều, tín hiệu được ghi nhận ngay khi nhấn phím, khi gõ phím không bị di chuyển nhiều sang xung quanh như switch Gateron.
Keycap
Keychron C1 vẫn sử dụng keycap với chất liệu đặc trưng như trên những mẫu bàn phím khác là nhựa ABS Doubleshot, các nét in được khắc laser sắc nét, ngoài ra keycap cũng được thiết kế lõm xuống một chút để có thể ôm tay người dùng tốt hơn, tạo cảm giác thuận tiện hơn khi gõ phím.
Kết nối
Dây USB Type-C được Keychron tặng kèm có màu "ton sur ton" với thân phím, khá cứng cáp và cũng có cục giảm nhiễu. Cổng cắm được đặt khá sâu trong thân máy, giúp giảm thiểu nguy cơ hư hỏng khi có va chạm trong quá trình sử dụng. May mắn là do USB-C đã khá phổ biến, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các sợi dây sạc điện thoại nhỏ gọn thay cho dây đi kèm phím.
Hot-swap
Đây có lẽ là tính năng ăn tiền trên mẫu bàn phím giá rẻ này, với tính năng Hot-swap thì mình có thể dễ dàng tìm mua và thay thế switch để mang tới cảm giác gõ sướng hơn, ngoài ra thì mình cũng có thể lube lại switch stock để cho cảm giác gõ tốt hơn.