Bạn biết gì về switch quang học trên bàn phím cơ Low-profile Keychron K3?

Nội dung bài viết

    Switch cơ học từ lầu đã được xem là loại switch phổ biến và cơ bản nhất trên thị trường hiện nay, tạo ra hàng loạt thành công vang dội cho các thương hiệu bàn phím cơ uy tín. Từ đó cho đến nay hành trình phát triển của switch cơ học gần như chỉ xoay quanh các đặc tính khác nhau của các loại switch dùng cùng công nghệ tiếp xúc mà chưa có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên với sự ra đời của switch quang học thì cục diện đã có sự thay đổi với hàng loạt nâng cấp đáng giá, được cho là ưu việt hơn so với bất kì loại switch cơ học nào trước đây.

    Switch quang học là gì?

    Switch quang học là loại switch được thay thế bộ đọc tín hiệu bằng ánh sáng và cảm biến chứ không sử dụng mạch điện trở và đóng như các switch truyền thống, bằng cách sử dụng cảm biến ánh sáng các chuyển động theo chiều dọc của switch (hành động nhấn phím) sẽ được ghi nhận là một hành động gõ phím, cơ chế này loại bỏ được các nhược điểm về hao mòn kim loại, gỉ sét, bụi bặm mà bán phím cơ sử dụng switch thường hay gặp.

    Nguyên lý chặn ánh sáng

    1/ Nguyên lý chặn ánh sáng (light-block): đại diện là Razer

    • Thay vì dùng hai miếng đồng như switch cơ tiếp xúc thì ở đây, bộ tạo tín hiệu bao gồm một đèn led tạo tín hiệu và một bộ nhận tín hiệu ánh sáng
    • Đường đi của ánh sáng từ bộ phát đến bộ nhận bị chia cắt bởi stem
    • Khi nhấn phím, stem đi xuống làm mở cửa trập cho ánh sáng đi qua, giúp máy nhận ra ký tự tương ứng

    2/ Nguyên lý khúc xạ: đại diện là Flaretech

    • Có một bộ phận phát và nhận ánh sáng như nguyên lý chặn ánh sáng, nhưng đường đi của ánh sáng bị thay đổi bởi một lăng kính nằm trên stem.
    • Đèn tín hiệu luôn sáng nhưng không chiếu trực tiếp vào bộ phận. Khi có lực gõ, stem đi xuống, lăng kính sẽ tiến vào luồng sáng và hướng một phần hay toàn bộ luồng sáng đến vị trí mới của bộ phận nhận để tạo ra tín hiệu tương ứng.

    Vậy, điều gì đã khiến cho switch quang học trở nên ưu việt đến thế? Chúng có cấu tạo như thế nào và chúng hoạt động ra sao?

    Về cấu tạo, một chiếc switch quang học cũng có những thành phần cơ bản tương tự switch cơ.

    Một chiếc switch quang của Flaretech.

    • 1. Top housing
    • 2. Stem
    • 3. Cụm thấu kính
    • 4. Bot housing
    • 5. Lò xo

    Bóng LED tín hiệu và bộ nhận thường sẽ nằm thẳng trên bảng mạch chứ không được đặt trên switch để tăng độ tin cậy khi vận hành và giảm chi phí sản xuất.

    Ưu điểm vượt trội của switch quang học

    1/ Độ bền siêu cao

    Độ bền rất cao. Việc sử dụng cơ chế quang học thay vì cơ học khiến độ bền của switch rất cao, giới hạn độ bền của chiếc switch chỉ phụ thuộc vào các vật liệu tạo lên bóng led và cảm biến những yếu tố này có thể kiểm soát được từ nhà sản xuất chứ không như switch bình thường sử dụng cơ chế cơ học có các yếu tố ma sát và bụi ảnh hưởng rất nhiều tới độ bền. các Switch quang học có độ bền lên tới khoảng 100 triệu lần nhấn.

    2/ Cho cảm giác bấm mượt mà vượt trội

    Switch cơ truyền thống khi hoạt động luôn làm phát sinh hai loại ma sát: giữa stem và housing; giữa stem và lá đồng. Ma sát hãm độ trơn mượt khi bấm phím nên khi dùng switch cơ sẽ luôn có cảm giác có một độ trì nhất định dù là có khấc hay không khấc. Với switch quang thì khác, chỉ còn ma sát giữa stem và housing nên vận hành trơn mượt hơn, nhẹ nhàng hơn. Một số nhà sản xuất còn tham vọng triệu tiêu ma sát hiện đang rất nhỏ này để switch quang hoàn toàn trơn mượt và nhẹ nhất có thể.

    3/ Độ phản hồi cao, cho hiệu quả bấm tức thời

    Tốc độ phản hồi cực nhanh. Vì sử dụng cảm biến quang học nên tín hiệu chuyền đi là rất nhanh, tốc độ phản hồi chỉ rơi vào khoảng 0.02ms nhanh hơn 250 lần so với con số 5ms khi sử dụng bàn phím cơ sử dụng switch bình thường.

    So sánh tóm tắt Switch quang học và Switch cơ truyền thống

    • Switch quang học:

    - Độ trễ tối đa 0.3ms

    - Đường đi – key travel: 3mm

    - Dạng tín hiệu: tacticle, linear

    - Có tính năng chống nước, độ ổn định cao, tương thích với cross stem keycap

    - Tuổi thọ: 100 triệu lần bấm

    • Switch cơ (Cherry MX):

    - Độ trễ tối đa 50ms

    - Key travel: 4mm

    - Dạng tín hiệu: tacticle/ linear

    - Không có tính năng chống nước và độ ổn định không cao, không tương thích với cross stem keycap

    - Tuổi thọ: 50-60 triệu lần bấm

    Trải nghiệm gõ phím trên Keychron K3v2 với switch quang học Keychron

    Keychron K3v2 sẽ sử dụng switch cây nhà lá vườn "Keychron Switch" trên phiên bản Optical Switch.

    Vì sử dụng switch Low-profile nên trải nghiệm gõ phím trên Keychron K3v2 sẽ có đôi chút khác biệt so với swith thông thường trên các mẫu bàn phím khác. Vì hành trình phím khá ngắn, chỉ 2,5mm thay vì 4mm như trên các loại switch cơ học khác thì khi chuyển qua Low-profile sẽ có một chút bỡ ngỡ và hụt hẫng. Tuy nhiên đó chỉ là cảm giác lúc đầu, khi bạn đã quen với cảm giác gõ trên switch quang học low-profile rồi thì bạn sẽ vô cùng thích cảm giác này, vô cùng thú vị và cực kì tốt, độ phản hồi nhanh, nhạy.

    Trải nghiệm chơi game cũng vô cùng đáng giá, với việc hành trình phím ngắn hơn nên khả năng lướt trên phím quang học cũng nhanh hơn đáng kể, không cần phải dùng quá nhiều lực nhấn. Nhiều trận combat game ngay cả khi sử dụng chế độ Bluetooth thì mình cũng nhận thấy độ trễ thấp, khả năng nhận lực nhấn tức và vô cùng chính xác.

    Nếu bạn muốn một chiếc bàn phím cơ mỏng nhẹ nhưng vẫn đem lại cảm giác gõ tốt thì chắc chắn anh em không thể bỏ qua Keychron K3.