KHÁM PHÁ

So sánh Keychron K3 vs K1v4 - Hai chiếc bàn phím cơ Low-profile cực kì nhỏ gọn đến từ Keychron

Ngày 30, tháng 05, năm 2021

Nói về bàn phím cơ mỏng nhẹ thì chắc chắn không thể bỏ qua hai đại diện vô cùng nổi bật đến từ KeychronKeychron K3v2 và Keychron K1v4. Đây là hai chiếc bàn phím hiếm hoi của Keychron được trang bị cấu trúc phím Low-profile mang đến độ mỏng nhẹ ấn tượng. Để lựa chọn đâu là chiếc bàn phím cơ Low-profile tốt nhất của Keychron thì quả thực vô cùng khó vì cả hai chiếc bàn phím này đều có ưu và nhược điểm riêng. Bài viết sau đây SiliconZ sẽ so sánh cả hai chiếc bàn phím Keychron K3v2 vs K1v4 để các bạn có cái nhìn tổng quan và có thể dễ dàng lựa chọn cho mình mẫu bàn phím ưng ý.

Tổng quan về thiết kế và layout phím trên Keychron K1v4 vs K3v2

 

 Keychron K1v4 có hai phiên bản là Layout TKL và Fullsize, trong bài này thì mình chỉ so sánh bản Layout TKL, với Keychron K3v2 thì mình sẽ chọn bản Hot-swap Optical Switch Led RGB.

Về kiểu dáng bên ngoài của cả hai chiếc bàn phím này thì có thể dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt, Keychron K3v2 sử dụng Layout phím 75% trong khi đó K1v4 sử dụng Layout TKL. Vì thế nhìn tổng thể thì K3v2 sẽ gọn hơn đáng kể, chiều dài phím sẽ ngắn hơn đôi chút khi so với k1v4.

Có thể thấy Layout TKL trên K1v4 cho các phím tách bạch hơn, rộng rãi hơn, khu vực phím điều hướng được tách riêng ra giúp người sử dụng dễ dàng thao tác hơn so với Layout 75% trên Keychron K3. Ngược lại layout phím trên K3 giúp cho bàn phím này gọn gàng hơn đáng kể nhưng vẫn đem lại cảm giác bấm thoải mái.

Keychron K3v2 và Keychron K1v4 đều được hoàn thiện từ chất liệu nhôm chắc chắn. Tuy nhiên ở K1v4 thì phần nhôm sẽ bao trọn từ mặt plate phím cho đến phần đáy phím, hai cạnh bên sẽ có lớp nhựa bao quanh. Còn ở K3v2 thì bề mặt nhôm chỉ xuất hiện ở mặt plate phím, trong khi đó mặt đáy phím sẽ là một miếng nhựa lớn. Vì thế khi cầm vào K1v4 có thể thấy được chiếc bàn phím này có phần dày bản hơn và chắc chắn hơn so với K3v2.

Ở phiên bản Keychron K3v2 lần này, Keychron đã mang trở lại chân đế giúp nâng độ cao phím, nhờ đó mang lại cảm giác gõ phím tốt hơn. Còn ở K1v4 chiếc bàn phím này không có chân đế thay vào đó hãng đã thiết kế độ dốc phím từ cao xuống thấp nhờ đó có thể gõ một cách thoải mái mà không sợ bị cấn tay.

So sánh tính năng trên Keychron K1v4 vs K3v2

 

 Cả hai chiếc bàn phím này đều được trang bị công nghệ Bluetooth 5.1 mới nhất, 18 chế độ Led RGB, chuyển đổi 3 thiết bị cùng lúc, có thể kết nối không dây và có dây, tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau.

Keychron K1v4 vs K3v2 chỉ khác biệt nhau ở một vài tính năng, dung lượng pin và kích thước.

Điểm nổi bật trên Keychron K3v2 là tính năng Hot-swap, với tính năng này thì người dùng có thể thoải mái thay đổi Switch tuỳ theo sở thích, lựa chọn switch phù hợp với công việc và giải trí hằng ngày. Tuy nhiên tính năng này lại vắng mặt trên Keychron K1v4.

Ở phiên bản Keychron K3 Hot-swap, Keychron trang bị cho chiếc bàn phím này Switch Keychron quang học mang đến độ mỏng ấn tượng cùng với đó là độ chính xác cao khi gõ, khả năng nhận diện lực nhấn nhanh và mượt, phù hợp với những trận đấu combat cho các game thủ. Còn ở Keychron K1v4 thì hãng sử dụng switch cơ học Gateron với cấu trúc Low-profile tuỳ biến.

Dung lượng Pin trên Keychron K3v2 thấp hơn đáng kể so với Keychron K1v4, nếu sử dụng với tần suất cao bật đèn Led liên tục thì K3v2 có thể trụ được tối đa 3 ngày, trong khi đó thì K1v4 có dung lượng pin tốt hơn đôi chút có thể lên tới 1 tuần sử dụng.

Có thể thấy Keychron K3v2 và K1v4 đều là những chiếc bàn phím Low-profile tốt nhất của Keychron với những tính năng và điểm nổi bật riêng. Tuỳ vào sở thích các bạn có thể lựa chọn cho mình mẫu bàn phím ưng ý và phù hợp với nhu cầu hằng ngày của mình.

Đùng quên SiliconZ vẫn đang mở Pre-order cho Keychron K3v2 với mức giá vô cùng hấp dẫn cùng nhiều quà tặng bất ngờ cho những bạn tham gia Pre-order sớm nhất. Pre-order ngay tại đây: Keychron K3- Bàn phím cơ không dây siêu mỏng, Hot-Swap - SiliconZ

Có thể bạn quan tâm

XEM THÊM

CƠ CHẾ ATLAS VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHOẺ CỦA BẠN
Trong những năm gần đây, xu hướng xây dựng góc làm việc chuẩn công thái học đang dần lên ngôi. Một trong số đó không thể không nhắc đến thương hiệu công thái học tiên phong Epione với Epione Easy Chair - một trong những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực ghế công thái học
SỰ THẬT VỀ CƠ CHẾ ATLAS TRÊN CHIẾC GHẾ CÔNG THÁI HỌC EPIONE EASY CHAIR
Bộ phận hỗ trợ lưng (backrest) là một trong những điểm quan trọng nhất và được tập trung nghiên cứu để đem lại cảm giác thoải mái nhất cho người ngồi và bạn cần phải lưu ý khi chọn ghế. Với mức giá chỉ 5 triệu nhưng chiếc ghế công thái học đã của Epione đã được trang bị cơ chế ATLAS độc quyền giúp hiệu chỉnh tối ưu cho người sử dụng
Một chiếc chuột độc đáo cho anh em thích sự mới lạ
Tank Mouse là một con chuột máy tính có thiết kế cực kì độc đáo, lấy cảm hứng từ Commodore Amiga 1352 nổi tiếng, pha một chút cổ điển nhưng sở hữu các công nghệ hiện đại.
inCharge XL: Một phiên bản mới của inCharge X với chiều dài khủng hơn và bền hơn nhiều lần
Tiếp nối sự thành công trước đó của inCharge X thì mới đây Rolling Square đã tung ra phiên bản kế nhiệm của sợi cáp đa năng này với chiều dài size XL siêu khủng cùng với đó là độ bền ấn tượng
KiCA JetFan: Chiếc quạt siêu nhỏ gọn này sẽ giúp bạn thổi bay cái nắng mùa hè chỉ với một nút bấm
Một chiếc quạt nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay nhưng mang trong mình sức mạnh cực kì mạnh mẽ của một chiếc máy sấy tóc mini, bạn có tin được không? KiCA JetFan chính là chiếc quạt thần kì đó.